Hoa ban trắng vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc

Tây Bắc vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Tây Bắc điểm hẹn du lịch hấp dẫn mỗi độ thu về , với vẻ đẹp trùng trùng điệp điệp cả vùng , một màu núi vàng trên những ô ruộng bậc thang, cùng mây trắng của đất trời, hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình lãng mạn làm ngất ngây lòng bao du khách đến nơi đây. Vùng núi Tây Bắc là khu vực có nhiều dãy núi cao sừng sững tạo ra những con đèo dài khúc khuỷu , đầy hiểm trở . 


Nơi đây hội tụ tứ đại đỉnh đèo phía Tây Bắc . Bao gồm đèo Pha Đin (Sơn La - Điện Biên) , đèo Khau Phạ (Yên Bái), đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai - Lai Châu) , đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang). Mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, oai hùng mỗi đèo đều có sức hấp dẫn riêng đặc biệt với những du khách thích khám phá đèo .



 Đến với  du lịch Tây Bắc du khách không thể bỏ lỡ cơ hội ngắm nhìn hoa ban trắng ở Sơn La nó là loài hoa đặc sắc , mang nét đẹp rất riêng của vùng núi rừng Tây Bắc . Nó còn là biểu tượng nổi tiếng khi nhắc về Tây Bắc , cứ đến tháng 2 âm lịch , loài hoa có hương thơm quyến rũ này lại nở trắng nhiều sườn núi ở Sơn La báo hiệu sự bắt đầu của một mùa xuân mới .


Tây Bắc miền đất hoang sơ , thuần khiết của núi rừng , của thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ  và cả tấm lòng chân chất, mộc mạc của người dân nơi đây. 




Mùa xuân về hoa ban, hoa mận, hoa đào, hoa mơ.. nở trắng khắp núi rừng Tây Bắc càng làm tô đẹp thêm cho quê hương giàu truyền thống cách mạng và bản sắc văn hóa . Tây Bắc bồng bềnh sương khói với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như : Thảo nguyên xanh Mộc Châu, ruộng bậc thang ở Mù Căng Chải, Sapa thành phố trong sương mù mộng mơ, Mai Châu bình dị ,.. Đặc sản của núi rừng Tây Bắc rất phong phú với các món ăn hấp dẫn như : bê chao, thịt lợn cắp nách, gà đồi, nếp hương,.. Tây Bắc ngày nay đang dần dần đổi mới và phát triển về du lịch , mở rộng vòng tay đón du khách trong và ngoài nước đến hòa mình cùng với thiên nhiên kì vĩ , những điểm du lịch thiên nhiên hấp dẫn do thiên nhiên ban tặng chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách mỗi lần đến thăm Tây Bắc . 

Sưu tầm

Hãy luôn nuôi dưỡng cho mình một ước mơ



Không phải tất cả những người hạnh phúc đều có được mọi thứ họ muốn, nhưng họ biết muốn những gì họ có thể có được. Nói cách khác, họ sắp xếp cuộc chơi theo ý mình bằng cách chỉ muốn những điều trong tầm tay. Những người ít cảm thấy hài lòng với cuộc sống thường chẳng hướng đến điều gì, hay đôi khi họ tự đặt cho mình các mục tiêu không thể với tới, để rồi tự mình chuốc lấy thất bại.

Tuy nhiên, đạt được những mơ ước lớn lao, có ý nghĩa thật sự sẽ giúp cho chúng ta cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn hơn so với những người chỉ đặt ra – và đạt được – những mục tiêu khiêm tốn hơn. Sau này, dù giấc mơ có thể không trọn vẹn nhưng họ thật hạnh phúc vì họ đã sống hết mình với ước mơ đó.

Trong công việc hay trong mối quan hệ với gia đình, bạn không nên để mình bị ảnh hưởng bởi những ảo tưởng đại loại như – muốn trở thành người giàu nhất thế giới hay trở thành gia đình lý tưởng nhất trên thế gian. Hãy sống thực tế và cố gắng làm cho mọi việc tốt hơn, nhưng đừng tự buộc mình phải trở nên hoàn hảo.

Nhưng vẫn có những người dám mơ đến những điều mà họ biết rõ là không thể nào đạt đến được, và từng ngày họ sống trong hạnh phúc cùng với ước mơ đó. Như một người khiếm thị luôn mơ đến một ngày nhìn thấy vẻ đẹp của ánh bình minh hay một em bé bại liệt không rời chiếc xe lăn ước một ngày nào đó, không những cậu có thể đi được mà còn có thể bay cao như chú chim bé nhỏ cậu vẫn thường thấy qua khung cửa sổ.

Thực tế đã chứng minh: Chỉ những ai dám ước mơ thì mới có nhiều cơ hội biến giấc mơ ấy thành hiện thực. Sẽ không có một cánh cửa nào đóng quá lâu trước một tấm lòng chân thành. “Ai đi sẽ đến – ai tin sẽ được – ai tìm sẽ thấy”.

Để kỷ niệm ngày về hưu, thầy hiệu trưởng quyết định tổ chức một buổi tiệc đánh dấu 30 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của mình tại ngôi trường trung học ở Altoona, bang Pennsylvania. Đã có những bài phát biểu hùng hồn ca ngợi sự đóng góp tuyệt vời của ông. Thế nhưng vào cuối buổi tiệc, ông buồn rầu tâm sự với những người bạn của mình: “Năm tôi 23 tuổi, tôi đã nghĩ sau này mình phải là tổng thống Mỹ, vậy mà bây giờ…”

Sau ngần ấy năm làm việc, người đàn ông này được nhiều người kính trọng, đã cống hiến rất nhiều cho nền giáo dục và đã vượt qua nhiều thứ bậc để trở thành vị lãnh đạo của một trường trung học. Nhưng thay vì vui thích với thành công ấy, ông lại xem đó là một sự thất bại. Mà ông có thất bại đâu – ngược lại là đằng khác. Nếu cứ mãi so sánh thực tại với mục tiêu to lớn và bất khả thi của ngày xưa, ông sẽ không thể nào tận hưởng trọn vẹn thành công của mình trong hiện tại.

Mục tiêu đặt ra và năng lực của một người có lien hệ chặt chẽ tới hạnh phúc của người đó. Nói cách khác, mục tiêu đặt ra càng thực tế và càng dễ thực hiện bao nhiêu thì người đó càng cảm thấy hài lòng với bản than họ bấy nhiêu. Cứ trong mười người thú nhận rằng mục tiêu của mình là không thể với tới, chỉ có một người trong số họ cảm thấy hài lòng với cuộc sống.

Sưu tầm

Giá trị của một hòn đá

"Chúng ta vẫn thường đặt câu hỏi về giá trị của mọi thứ xung quanh, từ giá trị của những đồ vật vô tri cho đến giá trị công việc ta đang làm, giá trị của người xung quanh đến chính giá trị của cuộc đời mình. Câu chuyện là một ẩn dụ cho ta thấy: Trong nhiều trường hợp, giá trị của một thứ nằm ẩn đằng sau những điều đôi mắt chúng ta nhìn thấy được… Giá trị của một thứ không thể được vội vàng xét đoán, kết luận, nếu không đặt chúng vào những hoàn cảnh khác nhau, những góc nhìn khác nhau. Và giá trị cuộc sống với mỗi người cũng là những lựa chọn khác biệt: mỗi người có một cách “định giá” khác nhau về thành công hay hạnh phúc. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người và làm cho đời mình trở nên giá trị theo cách của mình."


Có một học trò thường hay hỏi thầy mình rằng:

 - Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ah?

Một hôm, người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò này và căn dặn:
- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.
- Tại sao lại phải làm vậy thưa thầy? – Người học trò thắc mắc

Người thầy mỉm cười và đáp: Nếu con muốn biết giá trị cuộc sống là gì thì hãy làm như ta bảo

Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá 1 đồng. Người học trò nhớ lời thầy dặn: dù bất kỳ ai hỏi mua cũng không được bán. Chú mang hòn đá về và than thở:
- Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá 1 đồng thầy ah.

Người thầy mỉm cười và nói:
- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.

Hôm sau, người học trò lại mang ra chỗ bán vàng. Và thật bất ngờ, chủ tiệm đã trả giá hòn đá là 500 đồng. Rất bất ngờ vì hòn đá từ chỗ không ai mua giờ lại có giá cao, nhớ lời thầy dặn, anh vẫn không bán và mang hòn đá về.

Chú háo hức hỏi tại sao lại như vậy. Sư phụ cười và nói:
- Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.

Hôm sau, người học trò làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy:

Lúc này người thầy mới chậm rãi nói: Hòn đá thực chất chính là một món đồ cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng 1 xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.

Sưu tầm

Hạnh phúc ở quanh ta

Hạnh phúc chính là không có mặt sự bất như ý, và chính điều này quyết định cho hạnh phúc có mặt, chứ không phải là các giá trị bên ngoài. Cho nên bằng chính sự lớn mạnh của tinh thần, thì chúng ta dễ dàng làm chủ được mọi vấn đề liên quan đến khổ đau và hạnh phúc.


Trong mỗi con người chúng ta, ai cũng có một trữ lượng hạnh phúc rất lớn, cho dù chúng ta rơi vào hoàn cảnh nào thì nó cũng không mất đi. Nhưng vì chúng ta không biết cách nhận diện được hạnh phúc, nên chúng ta phải chịu đau khổ hoài.
Vậy hạnh phúc của mỗi người là có ngay đây, nếu như chúng ta nhận diện được nó. Điều đó cũng giống như đức Phật đã kể một câu chuyện trong Kinh Pháp Hoa rằng, có một gã Cùng Tử lang thang phiêu bạt giang hồ sống trong hoàn cảnh nghèo khó, mà không biết trong túi áo của mình có một viên ngọc quý vô giá. Và một ngày kia khi gã Cùng Tử đã tìm thấy viên ngọc quý giá của mình rồi, thì liền trở thành ông Trưởng Giả giàu sang huy hoàng.
Và chúng ta cũng vậy, vấn đề là phải có phương pháp để giúp chúng ta nhận diện được hạnh phúc của mình, để chúng ta thấy rằng cuộc đời này tươi đẹp và có ý nghĩa biết bao. Do đó, hạnh phúc hay đau khổ đều nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, và chúng ta hãy bước tới đón nhận hạnh phúc của mình đi.

 Vậy hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc chính là không có mặt sự bất như ý, và chính điều này quyết định cho hạnh phúc có mặt, chứ không phải là các giá trị bên ngoài. Cho nên bằng chính sự lớn mạnh của tinh thần, thì chúng ta dễ dàng làm chủ được mọi vấn đề liên quan đến khổ đau và hạnh phúc.

Vì hạnh phúc có nguồn gốc từ khổ đau, và khổ đau lại có nguồn gốc từ sự sung sướng của thể xác. Hay nói khác hơn khi chúng ta hưởng thụ đời sống dục lạc, thì kế tiếp đó nó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Và chính khổ đau lại làm nên chất liệu cho hạnh phúc.

Và nó giống như tre lá trên rừng, mà người thợ làm nhà khéo léo đã biết dùng nó, để tạo ra ngôi nhà hạnh phúc ấm cúng cho mình. Vì thế chúng ta phải cần nhẫn nại và khéo léo, để chế tác những đau khổ của mình, trở thành nguồn hạnh phúc hỷ lạc cho cuộc đời. Và thông qua đó, thì chúng ta cũng thấy được cuộc đời này xinh đẹp, và ly kỳ hấp dẫn làm sao.

Vậy khi nói tới hạnh phúc có sẳn trong ta, thì đồng thời chúng ta cũng biết ngay rằng khổ đau cũng sẽ có mặt ở đó. Vì vấn đề ở đây đang bàn là niềm hạnh phúc đời thường tục đế mà thôi, chứ không phải là cái hạnh phúc vĩnh lạc niết bàn.

Cho nên đau khổ và hạnh phúc cũng có hai.

Đó là khi chúng ta nhận thức nó trên hai bình diện khác nhau. Thứ nhất là do hoàn cảnh sống, và thứ hai là do chính trong dòng suy nghĩ bất tận của mình. Vì chúng ta thường hay “đổ thừa hoàn cảnh” tác ý bên ngoài, từ tình yêu cho đến vật chất đã làm chúng ta vui buồn sướng khổ. Cũng như là chúng ta thường suy nghĩ quá nhiều như là bị bệnh vậy.

Do đó đối với người giác ngộ thì họ sẽ biết rõ cái đau khổ thứ nhất, là có nguồn gốc từ cái đau khổ thứ hai. Nhưng với đa số người thường thì cứ nghĩ mình đau khổ, là do hoàn cảnh đưa đẩy mà thôi. Vì cái đau khổ do hoàn cảnh sinh ra là có hình tướng đời sống, gắn liền với các nhu cầu về vật chất, sở thích và tình cảm chủ quan yêu ghét của ta. Và nó luôn có tác động vào tinh thần chúng ta, theo hai ngã vui, buồn, hỷ, nộ, ái, ố lung tung.

Và khi cuộc sống này dù có đầy đủ đến đâu đi nữa, nhưng chúng ta sống thiếu tình thương, và sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau thì cũng là bất hạnh. Vì khi bạn đóng cánh cửa lòng lại rồi, thì có biết gì đâu là gió mát trăng thanh thản nhiên vui thú bên đời. Nhưng ngặt nỗi tấm lòng con người, thì luôn trái ngược với số lượng vật chất mà nó sở hữu. Vì khi bạn “có” là khi bạn phải bận tâm giữ nó mệt muốn chết luôn.

Do đó đối với đa số người thường đều lầm tưởng rằng, đau khổ của cuộc đời này đều do hoàn cảnh sống gây ra cả. Và đó chính là sai lầm lớn nhất, khi chúng ta mãi đi loanh quanh trên vũng lầy của chính cuộc đời mình. Vì sự thật là đau khổ bắt nguồn từ tinh thần của mình ra thôi. Vì bạn phải “tận nhân lực, thì sẽ tri thiên mệnh”. Có nghĩa là nếu bạn giải quyết được khó khăn của tinh thần mình, thì bạn sẽ thay đổi được khó khăn của hoàn cảnh sống. Tuy nhiên vấn đề cũng có thể là ngược lại.

Do đó tất cả người đời trong nhân gian đều đau khổ, vì tiền, tình, tù, tử, danh lợi, và sắc dục. Vì chúng ta “cảm tưởng” về các nhu cầu đó quá lớn, vượt ngoài cả nhu cầu sinh học của bản thân chúng ta, nên chúng ta sẽ luôn sa lầy vào nó là đương nhiên. Và cái “cảm tưởng” đó là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến mà ra thành mù quáng, thì sẽ khổ chết luôn.

Vậy hãy cố gắng nhận diện ra cái đau khổ, chính trong tinh thần mình như một căn bệnh vậy. Và chúng ta phải lần mò mà tạo ra tâm dược, để tự chữa bệnh cho mình, từ chất liệu là đau khổ đó. Và khi phương thuốc đó mà phát huy tác dụng rồi, thì chúng ta cứ làm tới luôn đi.

Cho nên trong cuộc đời bình thường nếu xét về hoàn cảnh sống, thì chúng ta cần học tập và lao động, vận hành theo những chuẫn mực của xã hội. Và thông qua đó chúng ta sẽ làm ra nhiều của cải vật chất, để chúng ta có một cuộc sống đầy đủ với chính khả năng của mình. Và chúng ta cũng phải biết đón nhận cuộc sống đó như vậy là hạnh phúc rồi.

Điều này không có nghĩa là bạn “bàn lui” không phấn đấu nữa. Nhưng khi bạn đã có được đời sống vật chất bên ngoài rồi, thì bạn hãy dành thời gian cho tâm hồn mình đi. Vì cái gọi là hạnh phúc do ngũ dục tạo ra là rất ngắn ngũi, so với cái hạnh phúc trong tình yêu sáng tạo của tinh thần.

Nhưng chúng ta phải công nhận rằng, cái hạnh phúc ngũ dục cũng cần thiết lắm. Vì rằng đâu phải tự nhiên mà có, mà chúng ta phải đấu tranh cả đời mới có được sự nghiệp này. Vì rằng chúng ta học tập và làm việc có khoa học, cũng như biết sinh hoạt điều độ gần gũi với thiên nhiên. Chúng ta phải biết bảo vệ sức khỏe của mình, và cũng biết vui chơi giải trí cho khoay khỏa đầu óc một chút. Chúng ta sống đừng tự dồn mình vào thế kẹt cứng, bởi suy nghĩ cực đoan là được rồi. Tuy nhiên chúng ta cũng phải cố gắng nhận diện ra, cái hạnh phúc đích thực trong cuộc sống đó là gì, thì chúng ta sống làm người sẽ không có gì nuối tiếc nữa.

Thật ra sự tìm kiếm hạnh phúc trong hoàn cảnh cuộc sống chỉ là tạm thời. Vì cuộc sống này luôn thay đổi mà, nên chúng ta phải liên tục đối phó với nó để sống như thế này đây. Và nếu như bạn chỉ “chiến đấu” với hoàn cảnh bên ngoài thôi, thì vẫn chưa đủ cho hạnh phúc của bạn đâu. Do đó không có con đường nào khác hơn, là bạn phải “chiến đấu” với chính nội tâm của mình nữa thì mới được.

Vậy đối diện với chính mình, thì cũng có nghĩa là chúng ta phải đối diện với đau khổ rồi. Và vì sao chúng ta đau khổ? Và nếu bạn trả lời được câu hỏi đó, là bạn đã biết cách chuyển hóa chất liệu đau khổ kia, trở thành hạnh phúc rồi đó.

Vì thế đau khổ là do chúng ta nhận thức sai lầm về sự vật, và hoàn cảnh sống của mình mà thôi. Vì hai cái đó cặp kè cùng với nhau làm nên hình thức cuộc sống này. Nhưng cả hai cái đó đều là vô thường. Vì thời gian và sự vật luôn cuộn vào nhau, như những cơn lốc cuốn phăng từng mãnh đời thật nghiệt ngã. Và do nó luôn thay đổi vô thường và mất đi, nên chúng ta mới khổ. Mà chúng ta cứ tưởng nó là thường còn, là chắc chắn, là có thật, nên khi nó mất đi thì chúng ta tuyệt vọng muốn chết theo nó luôn.

Và cũng với nhận thức như thế, thì chúng ta cũng không thể hiểu được cái dòng suy nghĩ bất tận của mình là gì cả. Nên chúng ta thấy nó mù mịt quá, và hoảng sợ hoang mang chả biết từ đâu ra. Rồi từ đó chúng ta cứ suy nghĩ hoài thành bệnh luôn. Và khi căn bệnh tinh thần này ập tới, thì chúng ta nhận thấy cuộc đời này vô nghĩa quá đi.

Do đó bạn phải làm sao nhận thấy, chính dòng suy nghĩ vô tận trong đầu mình, là nguồn gốc của hạnh phúc và đau khổ, thì từ đó bạn sẽ biết cách lựa chọn thái độ sống thích hợp để mình có hạnh phúc. Và nếu bạn nhận diện được hạnh phúc rồi, thì bạn sẽ thấy cuộc đời mình cũng hạnh phúc quá trời luôn.

Vậy cho nên bạn phải luyện tập làm sao, để tinh thần mình có khả năng co giãn đàn hồi cao nhất, thông qua bi kịch tất yếu của cuộc đời. Và khi đang nằm trong bi kịch rồi, thì bạn phải làm sao “bỏ xuống” cái tham vọng chiếm hữu của mình đi, thì bạn sẽ qua thôi. Và sau đó bạn sẽ nhận lấy phần thưởng xứng đáng của nó, chứ không có lỗ lã gì đâu.

Nhưng điều quan trọng, là bạn phải hướng nhận thức của mình vào con người, thì từ đó bạn sẽ có cách tháo gỡ khó khăn cho mình thôi. Vì bạn làm sao phải hiểu “cảm giác” của người khác nữa. Cho nên trong chuyện tình cảm thì không nên “cưỡng cầu” quá đáng, cho dù bạn đã dùng nhiều phương pháp phụ trợ về vật chất để đạt được nó, thì cũng không nên làm quá tay.

Vậy bạn hãy biết con người đến với nhau là đã có duyên, và nếu hết duyên thì phải chịu thôi. Và bạn biết như vậy không phải là để an ủi, mà là để hiểu rõ thực chất của vấn đề là như vậy đó. Và nếu điều đó đã làm bạn đau khổ, thì chính nó sẽ làm cho bạn trưởng thành hơn.

Nhưng để chuyễn hóa từ đau khổ thành hạnh phúc, thì không phải đơn giản chỉ bao nhiêu đó thôi đâu. Vì suy nghĩ vô minh trong con người chúng ta là vô tận, cho nên trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào, thì bạn cũng phải cần dành thời gian để xem xét tinh thần mình. Và nếu bạn khó khăn, thì hãy tìm một vị thầy khai thị cho mình để được sáng tỏ hơn.

Và vì sao chúng ta đau khổ hoài không biết nữa? Là vì chúng ta luôn đi giữa hai cái giá trị thật và giả, một cách sai lầm mãi. Vì nếu bạn nhận ra cái sinh mệnh của mình là thật, thì tất cả những cái khác còn lại trên đời này đều là giả hết. Và từ đó bạn đã hiểu rằng sự “buông bỏ” của mình, là để cứu lấy cái sinh mệnh đau khổ của mình thôi, chứ không phải để làm cho nó thất vọng thêm. Vì vấn đề mất hay còn ở đây, là “ý chí chấp thủ” của chúng ta thôi, chứ không phải về vật chất. Và bạn bỏ đi “cái ý chí chấp thủ” đó đi thì mọi chuyện sẽ qua, mà khối vật chất kia thì vẫn còn đó chứ có mất đi đâu.

Khi bạn bỏ xuống “cái chấp thủ” đó thì bạn sẽ được tự do, và từ đây bạn đã tìm được ý nghĩa của cuộc đời này rồi, hơn cả sự hấp dẫn của khối vật chất kia luôn. Có nghĩa là cái đầu của bạn, sẽ không còn đưa bạn đi xa mãi ngoài thực tại này nữa. Vì khi bạn suy nghĩ giả, thì tất nhiên bạn đang sống giả. Còn bây giờ bạn suy nghĩ thật là nhìn thấy cái ở đây, thì bạn đã sống thật rồi. Cho nên bạn hãy vui mừng đón nhận nó, trong giây phút hiện tại đầy màu nhiệm này.

Vì thật sự cái gì thì bạn cũng phải biết về nó, thì nó mới có giá trị với bạn. Sở dĩ người điên họ đau khổ ngập tràn, là vì họ không biết gì cả. Hay như một đứa bé mà bạn đưa cho nó một cục vàng, và một cái bánh. Nhưng nó lại nhận cái bánh, và không biết cục vàng kia có giá trị gì, thì nó sẽ trở thành vô nghĩa. Và hạnh phúc cũng vậy, nó đang ở trong bạn mà bạn không thấy, thì tất nhiên thay vào đó chính là sự đau khổ rồi.

Do đó chúng ta có thể nói rằng, mọi vật chỉ có giá trị khi mình biết sử dụng hết cái giá trị của nó có. Hay nói khác hơn sự vật chỉ có giá trị khách quan, trong việc người ta sử dụng nó như thế nào. Vì cũng là cái đó nhưng nhiều người sẽ nhận thức và sử dụng nó khác nhau, thì nó cũng sẽ có những giá trị khác nhau tương ứng như thế.

Vì thế nếu bạn có một tinh thần mạnh mẽ vượt thoát khỏi lực hút của vật chất, thì bạn sẽ nắm được cái “bảng giá trị sử dụng” này cho riêng mình. Và trong cuộc sống vô thường luôn thay đổi hôm nay, thì bạn sẽ có thể rơi vào nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nhưng bây giờ bạn đã có cái “bảng giá trị sử dụng” trong tay mình rồi, thì bạn hãy lấy nó ra sài cho phù hợp với mọi hoàn cảnh đó là xong.

Và thế là trong cuộc đời của bạn khi nhìn thấy cái gì cũng đẹp, và cũng có ý nghĩa hết. Vì thế bạn sẽ có hạnh phúc như là bạn hằng mơ ước đó.

Vậy chúng ta cần nhận thấy đau khổ cũng có giá trị của nó, nếu như mình biết dùng nó như những chất liệu để tạo ra hạnh phúc. Vì đau khổ có đôi khi lại xinh đẹp và kiêu hãnh như một bông hoa, nở ra âm thầm trong bóng tối. Do đó nó có thể vượt hơn những niềm vui tầm thường. Vì nó có công năng thanh lọc tinh thần rất kỳ diệu. Vậy đau khổ đích thực từ tâm, bao giờ nó cũng có giá trị hơn những niềm vui thắng thua nhỏ nhặt thường tình.

Vì thế bạn đừng lấy những niềm vui nhỏ bé tầm thường để xoa dịu khối đau khổ lớn, như là một giải pháp thường xuyên chính đáng, thì lại càng tạo nghiệp khổ đau thêm. Mà bạn hãy xem nó như những phương pháp phụ trợ để băng bó vết thương thôi. Cái chính là bạn phải biết uống đúng thuốc kìa. Và khi hết bệnh rồi thì hạnh phúc sẽ hiện ra thơm ngát một vùng. Và chính lúc này là lúc bạn đã tìm thấy viên ngọc quý giá trong túi áo của mình rồi…

Sưu tầm

Vẻ đẹp quyến rũ của hoa anh đào ở xứ sở mặt trời mọc

Mang một vẻ đẹp có phần không rực rỡ, và hương thơm cũng không tỏa ngào ngạt như những loài hoa khác, hoa anh đào đẹp như những thiếu nữ tuổi xuân thì, tinh khiết và trắng trong. Nếu muốn ngắm hoa anh đào khoe sắc, mời bạn đến Nhật Bản vào mùa xuân bởi đây chính là xứ sở của loài hoa này.
Đất nước “Mặt trời mọc” có hai mùa đẹp nhất trong năm là mùa hoa anh đào và mùa lá đỏ. Hoa anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân, đẹp nhất là cuối tháng 3 đầu tháng 4 kéo dài cho đến đầu hè. Anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản. Trong khi đó, khi mùa thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa “rừng phong chuyển sắc” từ xanh sang đỏ, còn gọi  là “mùa lá đỏ”.

“Nếu là hoa, xin làm sakura
Nếu là người, xin làm samurai”

Sakura (Hoa Anh Đào), samurai (Võ sĩ đạo) là những nét tiêu biểu, đặc trưng cho văn hoá truyền thống Nhật Bản. Người dân Nhật Bản đều rất đỗi tự hào mỗi khi nhắc đến câu ca đó.



Nếu có dịp đến Nhật Bản vào thời điểm tháng 4 sẽ có cơ hội thưởng lãm vẻ đẹp của loài hoa nổi tiếng và tham gia lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami), những cô gái thướt tha trong bộ Kimono, cảm nhận những nét đẹp văn hóa, truyền thống của xứ sở Phù Tang.


Hoa anh đào nở rộ trong khuôn viên trường Đại Học Khoa Học Công Nghệ Nagaoka tỉnh Niigata.

Những ngày đầu tháng 4, nhiều thành phố lớn ở Nhật Bản lại hồng rực một màu hoa anh đào. Tại Nhật, có khoảng hơn 50 loài hoa anh đào khác nhau. Có loại màu trắng, có loại phơn phớt vàng nhưng nhiều nhất và đẹp nhất vẫn là anh đào màu hồng phấn.

Tại Tokyo, người ta còn dành cả một ngày hoa anh đào nở đẹp nhất để đưa gia đình đi dã ngoại, ngắm hoa. Ngồi dưới những tán anh đào nở bung, vừa uống Sake, nhấm nháp đồ ăn,vừa vui vẻ trò chuyện. Đó là khoảnh khắc quây quần hạnh phúc hiếm hoi trong quỹ thời gian làm việc kín mít của người Nhật.


Anh đào có khoảng 50 loại với 3 màu chủ động là trắng, phớt vàng và hồng phấn.

Với mong muốn mang hình ảnh đẹp về thiên nhiên và con người nhật bản đến với các bạn Việt Nam, Anh Saru Kachim - Du học sinh Việt Nam đã học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Khoa Học Công Nghệ Nagaoka và hiện đang công tác tại Tokyo - đã lưu lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp trên con đường Sakura và công viên nổi tiếng của nhật như Matsuda, Ondagawa...

Mỗi độ hoa đào nở, cũng là lúc đất trời và con người cởi mở nhất. Bạn sẽ thấy một Nhật Bản trẻ trung năng động xua tan cái lạnh của mùa đông vừa qua.


Cánh hoa anh đào rơi phủ kín mặt hồ trong công viên Takada thuộc tỉnh Niigata.


Hoa anh đào tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt của người Nhật Bản.




Hoa anh đào được trồng trên khắp các con đường nơi đây.

Hoa nở khắp chân núi Phú Sĩ, trên các con đường, trong công viên... cánh hoa hồng phấn rơi phủ kín các mặt hồ...

Theo chiều dài của quốc đảo, mùa xuân lan truyền từ miền Nam ra miền Bắc, chính vì vậy hoa anh đào nở từng vùng từ Nam ra Bắc, hoa nở tới đâu mùa xuân lan truyền tới đấy.


Bên ngoài thư viện của trường đã rợp bóng hoa anh đào hồng phấn.


Người Nhật dành cả một ngày để đưa gia đình đi dã ngoại vào mùa hoa nở.


Ngồi dưới những tán anh đào nở bung, vừa uống Sake, nhấm nháp đồ ăn,vừa vui vẻ trò chuyện


Đó là khoảnh khắc quây quần hạnh phúc hiếm hoi trong quỹ thời gian làm việc kín mít của người Nhật.


Hoa bao trùm trường Đại Học Khoa Học Công Nghệ Nagaoka tỉnh Niigata.


Cánh hoa Sakura rơi làm hồng cả một góc hồ công viên Takda, tỉnh Niigata.


Hoa Sakura mọc hai bên đường đầy sức sống.


Trong các màu hoa anh đào, nhiều nhất và đẹp nhất vẫn là màu hồng phấn.


Người Nhật chơi nhạc, thưởng hoa trong con đường Sakura của trường Đại Học Khoa Học Công Nghệ Nagaoka .


: Hoa anh đào nở từng vùng từ Nam ra Bắc, hoa nở tới đâu mùa xuân lan truyền tới đấy.


Hoa anh đòa là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước mặt trời mọc.


Rừng hoa anh đào nở rộ, bao trùm Ondagawa.


Những ngày đầu tháng 4, hoa anh đào nở rộ, bao trùm đất nước Nhật Bản.

Sưu tầm

Nét bình dị quyến rũ của miền đất Phật Nepal

Cảnh vật, văn hóa và con người ở vùng thảo nguyên thanh bình mang đến một nét đẹp rất đỗi dung dị, lay động lòng người.



Nepal là một quốc gia nhỏ bé nằm giữa hai nền văn hóa lớn Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng có một nền tảng văn hóa lâu đời cùng cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ khiến cho bất kỳ ai từng một lần đặt chân tới khó lòng quên được.


Ấn tượng lớn nhất về Nepal đó là những ngôi nhà đất nung với nét kiến trúc giản dị mà cổ kính, nằm yên bình giữa các thung lũng rộng lớn, khí hậu trong lành. Người dân nơi đây mang vẻ đẹp của những người lao động tần tảo, lam lũ nhưng rất thân thiện và hồn hậu.


Vì nguồn nước không có sẵn trong từng gia đình nên hàng ngày các em nhỏ có thói quen đi lấy nước công cộng để sử dụng.


Nằm bên bờ sông Bagmati, đền Pashupatinath là một trong những nơi không thể bỏ qua khi đến Nepal. Không chỉ là một ngôi đền, Pashupatinath còn là nơi để làm tang lễ và hoả táng người chết theo phong tục của những tín đồ Hindu. Pashupatinath mang đến cho du khách một cái nhìn mới mẻ trong văn hóa và đời sống của người Nepal.


Bhaktapur là niềm tự hào của người Nepal, nơi đây được mệnh danh là Thành phố văn hóa vời nhiều đền thờ, miếu mạo cùng những bức tượng được chạm trổ, điêu khắc kỳ thú. Ngày nay, du khách đến Nepal sẽ có dịp chiêm ngưỡng những di sản văn hoá còn bảo tồn được giữa lòng Bhaktapur mà tuổi đời của chúng lên tới vài trăm năm có lẻ. Trong ảnh là một góc phố với những con đường đá ở Bhaktapur. Con người cũng giống như cảnh vật ở đô thị cổ Bhaktapur đều chất phác, gần gũi và luôn nở nụ cười rất tươi chào đón những người khách phương xa.


Du khách cũng không nên bỏ qua chuyến tham quan tới thủ đô Kathmandu xinh đẹp và cổ kính, nơi được coi là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Nepal. Đặc điểm nổi bật nhất mà du khách có thể thấy được ở thành phố Kathmandu là những công trình chùa chiền, đền thờ và bảo tháp phần lớn được xây dựng từ gỗ với nhiều họa tiết chạm trổ khéo léo, tinh xảo và công phu. Trong vô số những đền chùa, bảo tháp mà du khách có thể viếng thăm ở Kathmandu, các công trình nổi tiếng hơn cả là Pashupatinath, Bouddhanath, Swayambhunath và Basantapur.


Quảng trường Durbar ở Bhaktapur nằm ở độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển, trải rộng trên diện tích 119 km2 trên tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Tây Tạng. Được xây dựng từ thế kỷ thứ 12 dưới thời vua Ananda Malla, Bhaktapur trở thành thủ đô của vương quốc Malla trong suốt 3 thế kỷ. Bên trong Bhaktapur là 172 đền thờ và tu viện với 77 bể chứa nước và 152 giếng nước sâu trong vắt với lối kiến trúc hình vỏ ốc xà cừ, biểu tượng thiêng liêng của Chúa Vishnu.


Bảo tháp Boudhanath có màu trắng nổi bật cao 36m có kiến trúc hình bán cầu với đỉnh tháp nhô lên có hình vẽ đôi mắt Phật nhìn ra 4 hướng. Những dây cờ đủ màu sắc đặc trưng cho Phật giáo Tây Tạng giăng từ đỉnh tháp xuống làm cho Boudhanath trông càng lộng lẫy hơn. Thời điểm tốt nhất trong ngày để tới thăm bảo tháp là vào lúc hoàng hôn, khi hàng trăm tín đồ cùng tới đây cầu nguyện. Trong nhiều thế kỷ qua, bảo tháp Boudhanath đã trở thành một điểm đến quan trọng trong lộ trình hành hương của người dân Tây Tạng và Nepal.


Pokhara là thành phố có 200.000 dân ở miền trung Nepal, cách thủ đô Kathmandu 198 km về phía tây. Nơi đây nhìn thoáng qua giống như một bức tranh sơn thủy sinh động với những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ. Trong những năm gần đây, Pokhara được du khách biết đến nhiều hơn khi phát triển du lịch qua những môn thể thao mạo hiểm như chơi dù lượn trên hồ, bay qua thung lũng, đạp xe qua mọi địa hình...


Ghé thăm nhà ở của người Himalaya bạn sẽ phần nào hiểu được cuộc sống và tập tục của con người ở vùng núi cao quanh năm nắng gió.


Annapurna là một phần của dãy Himalaya, nằm ở miền Trung Nepal. Nơi đây luôn thu hút khách du lịch bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, làng mạc quanh co dưới chân núi và những cánh đồng hoa Millet phủ kín núi đồi và thung lũng. Annapurna hiện là những đỉnh núi khó chinh phục nhất thế giới, khi mà có vô số những người leo lên đến đỉnh thường phải bỏ mạng nơi đây.


Đến Annapurna bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm làng Gurung với những con đường xếp bằng đá rất đỗi công phu và những ngôi nhà truyền thống của người Nepal. Du khách cũng có thể nghỉ chân tại nhà nghỉ Gurung của Công ty Ker & Downey Nepal. Nhà nghỉ có sức chứa khoảng 20 người, tiện nghi đầy đủ.
 
Theo ngôisao

Mẫu nội thất liên thông phòng khách với bếp hiện đại, xinh xắn