Thiết kế nội thất phòng bếp mang phong cách hiện đại

Tiếp tục chuỗi thiết kế mẫu phòng bếp đẹp năm 2014, lần này công ty thiết kế nội thất Ngôi Nhà Xinh trân trọng giới thiệu đến quý khách hàng và độc giả 10 mẫu thiết kế phòng bếp  được lựa chọn từ  những yêu cầu khắt khe nhất của tiêu chí Công ty và gia chủ. Các mẫu này đều  đã được sự đón nhận nồng nhiệt và hài lòng  của khách hàng . Hy vọng sẽ là những tham khảo bổ ích và hữu dụng cho  quý độc giả.
Điểm chung của các mẫu thiết kế này là đều coi trọng công năng và tiện ích cho người sử dụng, tích hợp công năng  các khu vực  như : bàn ăn, tủ bên bên tường;  sử dụng hai tông màu trắng  xám nhẹ nhàng và nâu làm chủ đạo, nhấn thêm sắc màu nổi bật tạo nên vẻ sinh động và  chiều sâu cho không gian. Nhờ tổ chức nội thất khoa học, hợp lý và giản tiện trong trang trí nên tạo được sự mạch lạc cho không gian phòng bếp vừa đem lại cảm giác thoải mái cho gia chủ.



Mẫu phòng bếp sử dụng hai tông màu trắng đen làm chủ đạo, mang lại cho không gian bếp nét cá tính sang trọng , tạo cảm giác sạch sẽ tươi mới. Bếp kiểu chữ L với tủ bếp lớn, có thêm đảo bếp được thiết kế gọn và đơn giản giúp người nội trợ thao tác dễ dàng từ mọi hướng và đáp ứng tối đa công năng. 
Phòng ăn nhỏ mà thoáng bởi được thiết kế có tính toán từ bộ bàn ăn nhỏ gọn, hình  khối vuông vắn cho đến không gian có  sự liên kết với sảnh cầu thang, với khu vực sau nhà hay mảng gương hình chữ nhật trang trí ốp trên tường – khiến không gian như được nhân đôi. Căn phòng trắng sáng tạo cảm giác sạch sẽ dành cho bữa cơm ấm cúng của gia đình.


Nội thất nhà xinh với không gian bếp rộng lớn, thiết kế hình chữ L, sử dụng hai tông màu chủ đạo là nâu – trắng tạo cho phòng bếp sự trầm ấm, phù hợp không gian quay quần bên gia đình. Hệ thống tủ kệ lớn thuận lợi cho lưu trữ, và cất gữ vật dụng, có bếp đảo ở giữa, tạo sự tiện ích tối đa cho phòng bếp.
Khu vực bàn ăn được thiết kế sang trọng sử dụng màu sơn nâu cafe tạo cảm giác sạch sẽ, thoáng đãng và rất hiện đại cho bàn ăn của gia đình, thiết kế thêm đèn trang trí tạo cho bàn thêm thêm phàn lung linh.



Nội thất nhà đẹp với không gian bếp hiện đại với hệ thống đèn chùm bên trên tạo ánh sáng chan hòa. Cửa sổ bếp lớn và rèm linh hoạt khiến cho không khí trong căn bếp luôn được lưu thông. Màu kem và đen là hai tông màu mang lại cảm giác ấm áp và tràn đầy năng lượng. Những mảng màu tối của tủ kệ cộng với màu trắng của tường, rèm cửa tạo sự sang trọng, sạch sẽ cho căn bếp.

Không gian bàn ăn trẻ trung và rất sang trọng với cách phối màu đen – trắng kết hợp đèn trang trí, làm cho bàn ăn thêm phần sang trọng, lịch sự và ấm áp, tạo cảm giác ngon miệng, vui vẻ




Nội thất nhà xinh với Phòng bếp được thiết kế quầy bar nhỏ xinh làm điểm kết nối giữa không gian bếp và bàn ăn. Nhấn chút sắc đỏ và xanh trên nền gam màu trắng đã phát huy hiệu ứng thị giác tạo sức sống và lãng mạn cho không gian. Bếp màu trắng xanh, đem đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên, với tác dụng tâm lý “giảm nhiệt”, giúp người đầu bếp luôn cảm thấy mát mẻ, khỏe khoắn.



Điểm xuyến trên nền trắng chủ đạo là tông màu đỏ sinh động, cá tính, tôn nên nét sang trọng cho phòng bếp, tạo nên nét ấn tượng, mang lại cảm giác thoải mái và ngon miệng cho bữa ăn gia đình. Thiết kế phù hợp với những gia chủ năng động, trẻ trung.
Điểm nổi bật của mẫu thiết kế bếp đẹp này là hệ thống đèn trần với những chiếc đèn màu đỏ được treo lửng xuống ngay phía bên trên bàn ăn tạo cho không gian bàn ăn của gia đình trở nên lung linh, huyền ảo và mang một phong cách rất độc đáo.



Một không gian bếp hoàn hảo, bên cạnh tính thẩm mỹ về hình dáng, màu sắc, kích thước còn đảm bảo tính công năng, giúp cho việc lưu trữ thêm ngăn nắp và khoa học.
Dựa trên sự thuận lợi về hướng ánh sáng của ngôi nhà, kiến trúc sư đã khéo léo biến hóa phần góc bếp ( nơi giao giữa 2 bức tường ) thành cửa kính để đón ánh sáng và không khí lưu thông cho căn bếp, mang đến một không gian rộng rãi, thoáng đãng cho phòng bếp ăn.



Mẫu phòng bếp sử dụng ba gam màu kết hợp: cam; nâu; xanh mang lại cảm giác mát mẻ làm dịu thị giác. Mẫu phòng bếp này là sự lựa chọn của nhiều người , nhất là đối với các gia đình trẻ. Phòng bếp ăn được thiết kế sang trọng, hiện đại, với sự tinh tế, sáng tạo hài hòa của cửa kính, vách kính ốp tường kéo dài khiến cho không gian phòng bếp đã rộng nay còn rộng hơn rất nhiều cùng cảm giác không gian bếp và phòng ăn không có sự ngăn cách, như hòa làm một đưa đến cảm giác thoáng đãng, rộng rãi cho căn phòng. 



Thiết kế phòng bếp không cầu kỳ, rườm rà nhưng vẫn mang lại vẻ đẹp trang nhã và sang trọng nhờ sử dụng tông màu trắng làm chủ đạo. Căn bếp mang lại cảm giác sạch sẽ, gọn gàng và thông thoáng đầy tươi mới nhờ khu vực tiểu cảnh trồng cây xanh và hoa giúp căn phòng trong lành, tươi mát hơn. Với thiết kế vách tường bằng giấy dán tường màu sắc nhẹ nhàng giúp căn phòng trở nên cao thoáng hơn. Đèn bàn cách điệu mang đến vẻ đẹp ấn tượng đầy độc đáo cho căn phòng.



Nội thất phòng bếp phong cách hiện đại tạo cho mọi người cảm giác điềm đạm và yên tĩnh bởi sự đơn giản trong không gian rộng rãi và thoáng đãng. Sự mạnh mẽ và đơn giản của mẫu thiết kế phòng bếp hiện đại thể hiện ở đường nét vuông thẳng, rõ ràng, mạch lạc tạo cảm giác rộng rãi cho khu vuc bếp.

Không gian bàn ăn được thiết kế đơn gian, hiện đại, sử dụng tông màu nâu làm chủ đạo đem lại không khí trầm ấm phù hợp với không gian quay quần sum hợp của gia đình.



Mẫu phòng bếp được thiết kế theo phong cách châu Âu toát nên vẻ đẹp hiện đại và tính công nghiệp. Các chi tiết nhỏ có xu hướng cắt giảm và thay vào đó là tính đa chức năng. Thiết kế hệ tủ bếp lớn ốp tường đã giúp gia chủ thoải mái cất giữ nguyên vật liệu và đồ dùng cần thiết là tiện ích nổi bật của mẫu thiết kế phòng bếp này.
Không gian bàn thiết kế đơn giản, hiện đại với tông màu trầm ấm, kết hợp đèn trang trí bàn ăn tạo không khí ấm áp, sum hợp cho phòng bếp






Mời xem tiếp các dự án thiết kế nội thất Ngôi Nhà Xinh tại Thiết kế nội thất đẹp

10 Mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ Tân cổ điển đẹp

Kim Tự Tháp: Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người

Cho đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời chính thức, đầy đủ, chính xác nào cho những bí ẩn của Kim tự tháp.


Nếu như phải chọn ra một công trình kiến trúc vĩ đại nhất, bí ẩn nhất của con người, chắc chắn Kim Tự Tháp sẽ là một ứng viên cực kỳ sáng giá. Cùng với xác ướp, tượng nhân sư, các kim tự tháp vĩ đại của người Ai Cập là chủ đề yêu thích của các bộ phim, câu truyện phiêu lưu, truyện kinh dị... Cho đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời chính thức, đầy đủ, chính xác nào cho những bí ẩn của Kim tự tháp. Không phải ngẫu nhiên mà trong 7 kỳ quan thế giới (cổ đại), Kim Tự tháp Giza đứng ở vị trí cao nhất và là kỳ quan cuối cùng còn sót lại cho đến ngày nay.

Kim tự tháp là gì?

Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đáy là hình vuông và bốn mặt bên là tam giác đều. Trong suy nghĩ của đa số chúng ta, các Kim tự tháp chỉ có riêng ở Ai Cập nhưng thực tế dạng công trình này có ở khắp nơi trên thế giới và là tác phẩm của rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Với mỗi nền văn hóa, Kim tự tháp lại có những đặc điểm và mục đích sử dụng rất riêng.


Với người Ai Cập cổ đại, Kim tự tháp là công trình được xây dựng và sử dụng như một lăng mộ dành cho nhà vua. Đây cũng là các kim tự tháp nổi tiếng và bí ẩn nhất thế giới cổ đại. Theo sử sách, các nhà vua ngay sau khi lên ngôi, việc đầu tiên họ làm sẽ là bắt đầu xây dựng kim tự tháp cho chính mình. Ngoài ra, một số truyền thuyết cũng cho rằng kim tự tháp là nơi mà người Ai Cập bảo vệ các bí mật vĩ đại nhất của mình.
Tiếp theo phải nhắc đến các kim tự tháp của người Mesopotamia mà chúng ta hay gọi là Ziggurats. Các Ziggurat là một phần trong những ngôi đền thờ cúng thiêng liêng nhất của người Mesopotamia.
Kim tự tháp của các nền văn minh ở châu Mỹ mà nổi bật là người Maya được sử dụng làm nơi hiến tế (con người) cho thần linh cũng là những công trình hết sức đáng chú ý.
Ngoài ra, các dân tộc khác như Nigeria, Greece, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Roman, Ấn Độ và cả Indonesia cũng có những Kim Tự tháp riêng cho mình với những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, không có bất cứ Kim Tự Tháp nào khác có thể so sánh được về độ vĩ đại, kỳ bí với những công trình của người Ai Cập, vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến những lăng mộ của Pharaon.

Vì sao Kim tự tháp Ai Cập lại chứa nhiều bí ẩn đến vậy?

Nếu như các công trình kim tự tháp khác con người gần như đều có câu trả lời chính xác về cách thức mà người xưa đã sử dụng thì riêng với những kim tự tháp Ai cập, đây còn là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Kim tự tháp, chưa cần đến những câu chuyện hư cấu bởi chúng ta đã có vàn những bí ẩn về trình độ phát triển khoa học và kỹ thuật của người Ai Cập xưa.


Điểm đầu tiên cần phải được nhắc đến là việc các Kim tháp được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối, hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết như cách chúng ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá có cân năng đôi khi đến cả chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau theo một cách không thể hoàn hảo hơn, điều này đảm bảo độ vững chắc, hoàn hảo và trường tồn với thời gian. Các khối đá này được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên trọng lượng của chúng. Trên thực tế, kim tự tháp lớn và nổi tiếng nhất của Ai cập hiện nay đã tồn tại được trên dưới 5000 năm. Phải biết rằng, loại đá này không phải luôn được lấy ngay ở gần kim tự tháp mà một số trường hợp, phải được vận chuyển từ những địa điểm cách xa nơi xây dựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. Đồng thời, cách mà người Ai Cập chuyển được những tảng đá nặng hàng tấn này vào những vị trí chính xác để hòan thành kim tự tháp còn là điều bí ẩn.

Thêm nữa, kim tự tháp cũng chứng minh một điều là người Ai Cập đã biết đến số Pi - một hằng số mà sau này Archimedes được coi là người đã phát hiện ra. Các kim tự tháp luôn có một tỷ lệ kích thước rất chuẩn dựa trên việc tính toán được số Pi. Ví dụ như Kim tự tháp Kheops, nếu chúng ta lấy hai lần chiều cao chia cho diện tích đấy, chúng ta sẽ được số Pi. Đây được coi là tỷ lệ chuẩn và hiệu quả nhất để xây dựng những kiến trúc như thế này. Bên cạnh đó, các kim tự tháp cũng được làm chi li đến mức dù được ghép từ các khối đá lớn, riêng biệt nhưng chúng ta thậm chí không thể luồn một lưỡi dao sắc mảnh vào giữa hai phiến đá. Tại kim tự tháp Kheops, chiều cao chênh lệch giữa hai cạnh đối diện ở mức dưới 2cm - một độ chính xác đến kinh hoàng nhất trong điều kiện người Ai Cập không có các máy móc đo đạc chính xác như hiện nay.

Tiếp theo là cách mà người Ai Cập hiểu về hiệu ứng nhiệt và một số yếu tố mà cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể làm rõ. Không gian bên trong các kim tự tháp được cho là sẽ đảm bảo điều kiện hoàn hảo về nhiệt độ, độ ẩm... để giúp bảo quản xác của các Pharaon một cách tốt và hoàn hảo nhất. Cuối cùng phải kể đến sự hiểu biết đáng kinh ngạc về thiên văn, các chòm sao và các định hướng xuất sắc của người Ai Cập. Chỉ bằng cách quan sát các vì sao, họ đã định hướng một cách chính xác gần như tuyệt đối (sai số dưới 3 độ).

Nó được xây dựng như thế nào?

Trước tiên phải nói rằng quá trình xây dựng thực sự một kim tự tháp còn là một bí ẩn chưa có lời giải xác đáng. Tất cả những gì chúng tôi đề cập đến sau đây chỉ là những giả thiết được các nhà khoa học cho là có lý nhất về cách người ta xây dựng chúng.


Đầu tiên phải nói tới những điểm khoa học đã thống nhất về cách thức người tay xây dựng Kim Tự Tháp. Các công trình vĩ đại này luôn được các Pharaoh khởi động ngay sau khi họ lên ngôi và sẽ mất tới hàng chục năm để hoàn thành một kim tự tháp. Trong thời gian này, một lượng nhân công khổng lồ sẽ được các vị vua của Ai Cập huy động để xây lăng mộ cho mình. Nói chung, số lượng nhân công phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lương thực, thời tiết, chiến tranh... nhưng được cho là dao động từ khoảng 20.000 đến 100.000 người làm việc liên tục. Số lượng nhân công này sẽ được thay thế thường xuyên bởi xây dựng kim tự tháp là công việc rất khổ ải và làm sức khỏe những nô lệ này kiệt quệ. Theo các tài liệu có được, một nhân công trung bình chỉ có thể phục vụ trong khoảng 3 năm là tối đa.
Nguyên liệu được sử dụng trong các Kim Tự Tháp Kheops được lấy chủ yếu từ mỏ đá nằm cách không xa Kim tự tháp này. Tuy nhiên, lớp đá bọc ngoài kim tự tháp phải lấy từ sông Tura về đến nơi xây dựng Kim tự tháp. Mỗi khối đá nặng chừng 2,5 đến 8 tấn được di chuyển vượt sông, vượt hàng trăm km để về đến nơi xây dựng. Quá trình này, kinh ngạc, sử dụng hoàn toàn sức người. Ngoài ra, đá granite phải được lấy từ Aswan, một địa điểm cách công trình chừng 935km. Người ta ước tính, việc di chuyển một khối đá mất chừng khoảng 2 tháng ròng rã.

Tất nhiên, người Ai Cập không thể kéo lê các tảng đá nặng hàng tấn này suốt một quãng đường dài như vậy. Ngoài việc sẽ cực kỳ tốn công sức, các khối đá đã được đẽo gọt này sẽ bị hư hại nghiêm trọng. Để giải quyết, họ sử dụng các thanh trượt bằng gỗ, kéo bằng dây thừng đến công trường. Tất nhiên, dù như vậy, công sức bỏ ra để di chuyển một tảng đá cũng là rất lớn.

Đưa đá lên cao


Đây là bước gây nhiều tranh cãi nhất trong quá trình xây dựng một kim tự tháp. Hãy nhớ một điều quan trọng là người Ai Cập khi đó hoàn toàn chưa có các loại máy móc hiện đại hỗ trợ. Ngay cả bây giờ, tức là khoảng 4000 năm sau khi các kim tự tháp Giza được hoàn thành, việc nâng các khối đá nặng hàng tấn lên độ cao hàng chục mét vẫn là một thử thách lớn. Vậy tại sao, 4000 năm trước, con người, cụ thể là người Ai Cập đã làm được việc đó?

Giả thiết đầu tiên, đơn giản nhất tuy nhiên bản thân tôi thấy là không thực tế cho lắm là người Ai Cập xưa đã sử dụng cần trục và ròng rọc để đưa các khối đá này lên cao. Giả thiết này sẽ rất hợp lý nếu như kim tự tháp được xây bằng gạch hoặc những phiến đá nhỏ hơn. Còn với Kim tự tháp, việc đưa các khối đá nặng chừng 2,5 tấn có vẻ khá khó khăn.

Trước hết, nếu sử dụng ròng rọc đơn, chúng ta sẽ phải cung cấp một lực tương đương trọng lực của nó. Một phiến đá trung bình 2,5 tấn và nếu mỗi công nhân có "lực tay" tương đương 100 kg, chúng ta sẽ cần ít nhất 25 người cùng kéo một phiến đá. Tất nhiên, đây là một con số chấp nhận được. Tuy nhiên, liệu 25 người đó có đủ sức để kéo liên tục hòn đá lên hay không? Ngoài ra, lực kéo tương đương sẽ giảm vài lần nếu chúng ta sử dụng ròng rọc kép (như minh họa dưới hình vẽ). Nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, làm sao để chúng ta có thể chế tạo ra những ròng rọc có khả năng chịu đựng được lực kéo khổng lồ này là một bài toán khó giải. Ngoài ra, đưa được lên cao sau đó làm thế nào để đưa những viên đá này vào đúng vị trí? Giả thiết này có vẻ không hợp lý lắm.

Giả thiết thứ hai, được nhiều nhà khoa học chấp nhận hơn và cũng hợp lý hơn hẳn: người ai cập đã xây dựng những đường dốc bằng đất khổng lồ để đưa những viên đá lên cao. Những đường dốc này được xây dựng vòng quanh Kim tự tháp và sau khi hoàn thành được phá bỏ. Các đường dốc bằng đất này giúp giảm đáng kể lực cần thiết để đưa hòn đá lên cao đồng thời cũng cho phép nhiều người cùng kéo lên dễ dàng hơn.

Cụ thể, người Ai cập sẽ xây dựng một đường dốc dài có độ dốc thấp từ mặt đất đến phần đang xây dựng dở của Kim Tự tháp. Sau đó, khi xây dựng lên những phần cao hơn, người ta sẽ kéo dài con dốc nhằm đảm bảo độ dốc ở mức thích hợp với quá trình xây dựng. Để kéo những viên đá từ chân dốc lên, người ta sử dụng những thanh gỗ tròn nhằm giảm ma sát. Những tốp nhân công với số lượng thay đổi phù thuộc vào kích cỡ phiến đá sẽ được huy động lần lượt.

Càng lên cao, chiều dài của con dốc sẽ càng phải kéo dài và công việc của những người nhân công sẽ càng vất vả. Tuy nhiên, may mắn cho họ, số lượng những phiến đá ở trên cao càng ngày sẽ càng ít. Theo tính toán, tới 96% vật liệu được sử dụng ở 2/3 dưới của tháp.

Tất nhiên, không phải chỉ có một đường dốc duy nhất được sử dụng vì nếu thế, xây dựng một kim tự tháp sẽ mất cả trăm năm. Ngoài 2 hoặc 3 đường dốc chính được sử dụng liên tục, họ còn xây dựng các đường dốc phụ và nhỏ hơn để mang được nhiều đá lên các phần của kim tự tháp nhất có thể.

Xây dựng và hoàn thành


Sau khi đưa đá lên cao, các nhân công sẽ đưa những hòn đá này vào đúng vị trí của nó. Các khối đá được liên kết với nhau dựa hoàn toàn vào trọng lực của chúng, người Ai Cập không phải sử dụng bất cứ loại vật liệu liên kết nào. Tùy vào kim tự tháp, thứ tự sắp đặt các viên đá, họ sẽ tạo nên các cấu trúc bên trong khác nhau. Nói chung, kiến trúc bên trong các kim tự tháp luôn hướng đến một điểm chung là tạo ra các hành lang ảo cho linh hồn nhà vua đi đến được các vì sao.

Sau khi hoàn thành việc đặt các viên đá để tạo nên hình dáng của kim tự tháp. Người Ai Cập sẽ tiến hành trau chuốt mặt ngoài và mặt trong của kim tự tháp cho đến khi hoàn tất. Công việc chau chuốt được thực hiện từ trên xuống dưới. Họ sẽ lược bỏ các phần lồi ra của mặt Kim Tự tháp, các đường dốc được gỡ bỏ, mặt trong của kim tự tháp sẽ được khắc chữ...

Kim tự tháp và quá trình hoàn thành nó vẫn là niềm tự hào của người dân Ai Cập. Sự vĩ đại và kỳ diệu của Kim Tự Tháp thể hiện rõ trình độ và sự sáng tạo của người dân Ai Cập. Cho đến nay, những bí ẩn trong quá trình xây dựng nó vẫn là một câu hỏi lớn của nhân loại.
  Sưu tầm

Thăm hang đá Long Môn - kỳ quan kiến trúc của Trung Quốc

Hang đá Long Môn là hệ thống các ngội đền Phật Giáo được tạc vào dãy núi đá nằm bên con sông Y Hà ở phía đông thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Di tích lịch sử này có 1350 hang động, 40 ngôi chùa, bên trong chứa rất nhiều bức tượng với đủ loại hình dạng, kích cỡ trải dài từ 2 cm đến 17m. Nơi đây có trên 100.000 bức tượng được tạc vào lớp đá vôi rắn chắc, trải dài 1km nằm dọc 2 bên bờ sông. 


Việc xây dựng hang Long Môn được bắt đầu vào năm 439, dưới thời Bắc Ngụy  và được tiếp tục hoàn thiện qua 6 triều đại kế tiếp trong khoảng 400 năm. Khoảng một phần ba của những tác phẩm điêu khắc hang động được chạm khắc vào thời nhà Bắc Ngụy và hai phần ba trong triều đại nhà Đường. 




Phong cách, kiểu dáng trang phục, biểu hiện gương mặt của các bức  tượng cũng  như phương thức trạm khắc thể hiện rất rõ sự cải tiến kỹ thuật và cách biệt về phong cách nghệ thuật sau 1 nửa thiên niên kỷ. 



 Hang Tân Dương được ghi nhận là hang động có niên đại lâu nhất trong hệ thống hang đá Long Môn với nhiều pho tượng được chạm khắc từ thời Bắc Ngụy (386–534). Trong số đó, pho tượng khắc trên đá vôi sớm nhất ở hang này là vào năm 478.




Bên cạnh những công trình điêu khắc đồ sộ, hang đá Long Môn còn giữ lại nhiều tài liệu vật thể lịch sử về tôn giáo, mỹ thuật, thư pháp, âm nhạc, trang phục, y dược, kiến trúc và giao thông của Trung Quốc và nước ngoài. 



Cùng với hang đá Mạc Cao (tỉnh Cam Túc) và hang đá Vân Cương (tỉnh Sơn Tây), hang đá Long Môn là một trong ba địa điểm điêu khắc cổ đại nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, đã được UNESCO xếp hạng Di sản văn hóa thế giới vào năm 2000.

Theo Depplus